THIÊN CHÚA NHẬP THỂ NGHĨA LÀ

“THÀY ĐĂ LÀM THẾ NÀO CÁC CON CŨNG HĂY LÀM NHƯ VẬY”

 

 

“T

hực vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Bởi v́ Ađam con người đầu tiên đă là h́nh bóng của Ađam sẽ đến (xem Rm 5:14 và Tertuliano, De Carnis resurr, 6: PL 2, 802; CSEL, 47) là Chúa Kitô. Chúa Kitô, Ađam mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và t́nh yêu của Ngài, đă cho con người biết rơ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ. Bởi vậy không lạ ǵ khi những chân lư đă nói ở trên đều t́m thấy nguồn gốc của chúng và đạt tới tột điểm nơi Người.

 

Là ‘h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh’ (Col 1:15; x 2Cor 4:4), chính Người là con người hoàn hảo đă trả lại cho con cháu của Ađam h́nh ảnh Thiên Chúa đă bị tội nguyên tổ làm sai lệch. Bởi v́ nơi Người, bản tính nhân loại đă được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt (xem Công Đồng Chung Contantinôpôli II: Dz 219; Công Đồng Contantinôpôli III: Dz 291; Công Đồng Calcêđônia: Dz 148). Do đó, chính nơi chúng ta nữa, bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi v́, chính Con Thiên Chúa khi nhập thể, một cách nào đó đă kết hợp với tất cả mọi người. Người đă làm việc với bàn tay con người, đă suy nghĩ bằng trí óc con người, đă hành động với ư chí con người (xem Công Đồng Constance III: Dz 291), đă yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi Trinh Nữ Maria, Người đă thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (xem Heb 4:15)...

 

Con người Kitô hữu khi trở nên giống h́nh ảnh Chúa Con là Trưởng Tử trong đoàn anh em đông đúc (xem Rm 8:29; Col 1:18), họ nhận được ‘những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần’ (Rm 8:23), nhờ đó họ có thể chu toàn lề luật yêu thương mới (xem Rm 8:1, 11). Nhờ Thánh Thần làm ‘bảo chứng cho quyền thừa tự’ (Eph 1:14), toàn thể con người được canh tân từ nội tâm cho tới khi ‘thân xác được cứu rỗi’ (Rm 8:23)”

 

(Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Vui Mừng và Hy Vọng Gaudium et Spes, đoạn 22,

bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, Phân Khoa Thần Học, 1972).

 

Đúng thế, để con người có thể biết được họ phải sống làm sao mới xứng đáng với thân phận làm người “theo h́nh ảnh Thiên Chúa” của họ, cũng như để họ có thể biết được họ phải tác hành như thế nào mới hoàn thành ơn gọi sống “tương tự như” Thiên Chúa của họ, chính Thiên Chúa đă mặc lấy nhân tính của họ, tức đă Làm Người như họ. Bởi thế, khi Làm Người như nhân loại, Thiên Chúa không phải chỉ muốn “tỏ ḿnh và ban ḿnh” (Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 26 và 50) cho con người, Ngài c̣n muốn con người đồng thời nhờ đó được thực sự hiệp thông với Ngài, được hoàn toàn nên một với Ngài nữa (xem Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 1). Thực sự nhân tính của con người tự nó đă được nên một và hiệp thông với Thiên Chúa, tức với Thần Tính nơi Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể rồi. Nhân tính của con người đă được nên một với Thần Tính ngay từ khi Lời nhập thể trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ Maria đầy ơn phúc, và đă thực sự trở thành một Bí Tích Sự Sống, thành phương tiện thần linh (xem Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 515), đến nỗi, mỗi một tác động “Con Người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5) làm trên thế gian và trong lịch sử loài người là tác động của chính Thiên Chúa thực hiện.

 

·        Chúa Kitô không phải là biểu hiệu cho một thực tại về tôn giáo mơ hồ nào đó, mà là một cứ điểm cụ thể được Thiên Chúa dùng trong việc lấy chính nhân tính của chúng ta hoàn toàn làm của Ngài nơi bản thân của Người Con. Với Chúa Kitô, ‘Vĩnh Cửu đă đi vào thời gian, Toàn Thể ẩn thân nơi thành phần, Thiên Chúa qua gương mặt nhân loại’ (Thông Điệp Đức Tin và Lư Trí, 12)”.

 

(Huấn từ của ĐTC Gioan Phaolô II ngày Thứ Bảy 9/10 cho buổi triều kiến của Nghị Hội Thế Giới Giáo Sư Đại Học tại Rôma họp về đề tài “Đại Học Viện cho Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Mới” trong dịp Mừng Năm Thánh 2000. Trích dịch từ Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 13/9/2000)

·        “Mọi sự nơi nhân tính của Chúa Kitô, chẳng những các phép lạ Người làm mà cả đến những khổ đau, thậm chí  sự chết của Người nữa, đều phải được qui về ngôi vị thần linh của Người là chủ thể xứng hợp của nhân tính ấy: ‘Đấng chịu đóng đanh nơi xác thịt, Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, là Thiên Chúa thật, là Chúa hiển vinh, và là một trong Ba Ngôi Chí Thánh’ (Công Đồng Chung Contantinôpôli năm 553: DS 432; xem DS 424; Công Đồng Chung Êphêsô: DS 255)”

 

(Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 468, xem cả câu thứ hai trong số 470)

 

·        “… Từ những chiếc tă vào đời cho tới dấm chua Khổ Nạn và khăn liệm Phục Sinh của Người, hết mọi sự nơi đời sống của Chúa Giêsu đều là dấu hiệu nói lên mầu nhiệm của Người (x Lk 2:7; Mt 27:48; Jn 20:7). Những việc làm, phép lạ và lời nói của Người, tất cả đều tỏ ra cho thấy rằng ‘toàn thể trọn vẹn thần tính ngự trị một cách thể lư ở nơi Người’ (Col 2:9). Nhân tính của Người như là ‘một bí tích’, tức như là một dấu hiệu và là một dụng cụ, của thần tính Người cũng như của ơn cứu độ Người mang đến, ở chỗ, những ǵ hữu h́nh nơi đời sống trần gian của Người đều dẫn đến mầu nhiệm vô h́nh của vai tṛ thiên tử và sứ vụ cứu chuộc của Người”.

 

(Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 468, xem cả câu thứ hai trong số 515)

 

V́ Đức Giêsu Kitô là tất cả mạc khải của Thiên Chúa (xem Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 65, 66), đến nỗi “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9), mà qua Người, nhờ Người và trong Người, chính Thiên Chúa đă nói năng với con người và dạy dỗ con người (xem Jn 7:16, 8:26, 28, 12:28-30, 49-50), đă t́m kiếm và giao tiếp với đủ mọi thành phần tội nhân (xem Mt 9:11-13, 11:19), đă khóc thương thân phận bất hạnh của con người và đă buồn sầu đến nỗi chết được v́ phần rỗi đời đời của con người (xem Lk 19: 41-44; Jn 11:32-35; Mt 26:37-39; Jn 12:27, 13:21, 18:11), đă qú xuống rửa chân cho con người và đă hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người (xem Jn 13:3-17; Mt 20:28).

 

V́ tất cả mọi hành vi cử chỉ nơi Con Người Giêsu Kitô là của Thiên Chúa mà tất cả mọi tác động đó là tác động thần linh, tác động trọn lành thánh thiện, tác động mô phạm cho con người, để con người có thể dựa vào đó và cứ theo đó mà sống th́ sẽ hoàn toàn nên giống như Thiên Chúa, nên một với Thiên Chúa và “nên trọn lành như Cha trên trời của các con là Đấng trọn lành” (Mt 5:48). Bằng không, con người sẽ chẳng những không sống xứng với nhân phẩm là “h́nh ảnh Thiên Chúa” (Gen 9:6) của ḿnh, mà c̣n không sống đúng với nhân cách “tương tự như” Thiên Chúa của ḿnh nữa. Chính v́ con người không sống trọn vẹn nhân phẩm là ngườinhân cách làm người của ḿnh, mô phỏng theo những ǵ Thiên Chúa đă sống động nơi Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6), mà họ sẽ không bao giờ có thể chu toàn được lề luật mến Chúa hết ḿnh và yêu người như ḿnh (xem Lk 10:27).

 

·        “Ơn gọi của nhân loại là làm sáng tỏ h́nh ảnh của Thiên Chúa và được biến đổi nên giống h́nh ảnh Người Con duy nhất của Chúa Cha”.

 

(Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 1877)

Trong nhân loại c̣n ai giống Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô bằng Mẹ Maria, và c̣n ai nên một với Người bằng Mẹ. Ở chỗ, nếu thành phần môn đệ của Đức Giêsu Kitô đích thực nhất và phản ảnh Người nhất là những ai “tinh tuyền và theo Con Chiên tới nơi nào Con Chiên đến” (Rev 14:4), bằng không sẽ bất xứng với Người (xem 10:37-38), th́ c̣n ai hơn người tôi tớ xin vâng (xem Lk 1:38), cả đời lúc nào cũng chỉ biết chuyên chú lắng nghe và tuân giữ Lời của Thiên Chúa (xem Lk 2:19, 51; 11:28), cho đến khi “đứng kề bên thập giá của Chúa Giêsu” (Jn 19:25). 

 

THIÊN CHÚA NHẬP THỂ NGHĨA LÀ

“CHA TRÊN TRỜI SẼ BAN THÁNH THẦN CHO NHỮNG AI KÊU XIN NGÀI”

 

 

K

hông phải “Thiên Chúa đă dựng nên con người theo h́nh ảnh Ngài” (Gen 1:27) một cách phổ quát chứ không phải đặc thù, tức h́nh ảnh Thiên Chúa chỉ là toàn thể mọi người chứ không phải từng người.

 

Thế nhưng, Mạc Khải Cựu Ước cho thấy, Thiên Chúa thực sự đă chọn gọi từng dân tộc, tiêu biểu nhất là dân tộc Yến Duyên: “Vậy giờ đây Chúa phán thế này, hỡi Giacóp, Ta đă tạo dựng nên ngươi, và Ôi Yến Duyên, Ta đă h́nh thành ngươi: Đừng sợ, v́ Ta đă cứu chuộc ngươi; Ta đă gọi đích danh ngươi: ngươi là của Ta” (Is 43:1), và Dân Chúa cũng nhận ra ơn gọi riêng biệt của ḿnh: “Ôi bờ cơi trái đất, hăy nghe tôi đây, Ôi các dân tộc xa xôi, hăy lắng nghe đây, Chúa đă kêu gọi tôi từ khi tôi vào đời, Ngài đă đặt tên tôi ngay từ trong bụng mẹ” (49:1). Hơn thế nữa, Thiên Chúa c̣n gọi từng người, dù người ấy là ai, như trường hợp của ông vua dân ngoại đối với Dân Chúa: “Vậy Chúa phán cùng vị được xức dầu Cyrus của Ngài rằng... Ta sẽ ban cho ngươi các kho tàng không ai biết tới cũng như ban cho người thứ giầu sang vốn được kín mật. Để ngươi nhận biết Ta là Chúa, Vị Thiên Chúa của Yến Duyên, Đấng đă gọi đích danh ngươi... V́ Giacóp tôi tớ của Ta, v́ Yến Duyên, kẻ Ta tuyển chọn. Ta đă gọi đích danh ngươi, ban cho ngươi một danh hiệu, dù ngươi không biết Ta” (45:3,4).

 

Mạc Khải Tân Ước c̣n tỏ cho thấy rơ ràng hơn nữa việc Thiên Chúa thực sự yêu thương mỗi người, khi Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô đă kêu gọi từng vị tông đồ, như Nathaen và Mathêu, hay như cặp anh em Anrê-Phêrô và Giacôbê-Gioan, hoặc như cả nhóm 12 Vị Tông Đồ (xem Jn 47:50; Mt 9:9-13; Mk 1:16-20; Lk 6:12-16), đă t́m kiếm từng con chiên lạc đàn để đem về đàn, cho dù là một con chiên duy nhất, con chiên thứ 100 (xem Lk 15:4-6), và đă tha thứ cho từng tội nhân, như trường hợp của người nữ tội lỗi có tiếng trong thành, hoặc của anh trưởng ban thu thuế Giakêu, hay của người phụ nữ bị bắt quả tang đang phạm tội  ngoại t́nh, hoặc của người trộm bị đóng đanh bên phải của Người trên đồi tử nạn (xem Lk 7:44-50; Lk 19:1-10; Jn 8:10-11; Lk 23:39-43). Đặc biệt là sau khi sống lại từ trong kẻ chết, Chúa Kitô Phục Sinh đă tỏ ḿnh ra, trước hết cho riêng Mai-Đệ Liên ở địa điểm quanh mồ Chúa, rồi cho hai môn đệ trên đường đi Emmau, sau đó tới Tông Đồ Đoàn hai lần tại Nhà Tiệc Ly, nhất là việc Người trao quyền chăn dắt Giáo Hội cho riêng Phêrô trên bờ hồ Tibêria (xem Jn 20:11-18; Lk 24:13-32; Jn 20:19-29; Jn 21:15-18). Trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần, Đấng đến từ Cha cũng là Đấng Chúa Kitô nhân danh Cha sai đến với các Tông Đồ (xem Jn 15:26), hiện xuống trên các ngài, qua hiện tượng “những lưỡi như lửa tản ra đến đậu ở trên đầu của từng vị” (Acts 2:3).

 

Đúng thế, nếu Thiên Chúa hay Chúa Cha bao giờ cũng được xưng tụng là Đấng ngự trên trời (xem Mt 6:9, 5:48, 10:33, 12:50, 16:17, 18:10, 14, 19, 35, 23:9), tức Đấng ở nơi chính bản thể “là Thần Linh” (Jn 4:24; 2Cor 3:17) của Ngài, và Chúa Giêsu Kitô là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23), tức Vị Thiên Chúa ở cùng toàn thể nhân loại chúng ta nói chung qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, một biến cố được xẩy ra trong thời gian và không gian của lịch sử loài người, th́ Chúa Thánh Thần “là Đấng được ban cho chúng ta” (Rm 5:5), Đấng ở trong mỗi một người chúng ta (xem Jn 14:17; Rm 8:9,11;  Cor 3:16), để dẫn chúng ta vào tất cả sự thật (xem Jn 14:26, 16:13), tức giúp chúng ta đạt đến tầm vóc trọn vẹn của Chúa Kitô (xem Eph 4:13, 15), đến độ, chúng ta có thể hoàn toàn phản ảnh Người trong sứ mệnh làm chứng cho Người (xem Jn 15:26-27). Như thế, theo dự án Mạc Khải Thần Linh cũng như theo tiến tŕnh Mạc Khải Thần Linh, Thiên Chúa tỏ ḿnh ra và ban ḿnh ra cho con người, ở chỗ, Ngài ban cho loài người chúng ta chẳng những Con Một của Ngài mà c̣n ban cả Thánh Thần của Ngài nữa, như hai chiều hướng được các vị tiên tri loan báo trong Thánh Kinh Cựu Ước của Dân Yến Duyên (xem Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 711).

 

Ngài ban cho chúng ta Con Một của Ngài để chúng ta có thể nhận biết Ngài, và Ngài ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài là để chúng ta được hiệp thông với Ngài. Thật thế, nếu không có Chúa Kitô, “Lời đă hóa thành nhục thể... để tỏ Cha ra” (Jn 1:14,18), con người trần gian “thuộc hạ giới” (Jn 8:23) chúng ta chắc chắn tự ḿnh sẽ không bao giờ biết Thiên Chúa là Đấng nào và như thế nào. Cũng thế, nếu không có Thánh Thần, Đấng truyền đạt cho chúng ta những ǵ từ Chúa Kitô cũng là của Chúa Cha (xem Jn 16:14-15), chúng ta vĩnh viễn sẽ không thể nào đáp ứng được Mạc Khải Thần Linh, tức không thể sống đẹp ḷng Chúa, không thể làm con cái Thiên Chúa (xem Rm 8:7-9) như Chúa Giêsu Kitô là “Con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng (xem Mk 1:11). Chính nhờ Thánh Thần, chúng ta mới có thể sống đúng nhân cách “tương tự như” Thiên Chúa của ḿnh, từ đó, chúng ta cũng mới có thể chứng thực nhân phẩm “là h́nh ảnh Thiên Chúacủa ḿnh như Chúa Giêsu Kitô “là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh” (Col 1:15).

 

Dù Chúa Kitô có tỏ cho chúng ta về Cha và làm gương sống cho chúng ta đi nữa, nếu không có Thánh Thần, Đấng là Thần Linh của Cha cũng là Thần Linh của Con (xem Mt 10:20; Rm 8:9, 11, 14; 1Cor 2:11, 14, 16; 2Cor 4:6), chúng ta cũng không thể nào nhận biết Chúa Kitô, theo Chúa Kitô và nên một với Người, tức không thể nào đến cùng Cha (xem Jn 14:6). Thế nhưng, Vị Thần Linh này chỉ được ban cho chung Giáo Hội cũng như cho riêng mỗi một người môn đệ của Chúa Kitô, (chứ không chính thức ban cho chung thế giới như trường hợp Thiên Chúa yêu thế gian đến ban Con Một Ḿnh), sau khi Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta là Chúa Kitô về cùng Cha (xem Jn 16:5). Đó là lư do Chúa Kitô đă tiết lộ một sự thật: “Việc Thày ra đi th́ lợi cho các con hơn. Nếu Thày không đi th́ Đấng Huấn Dụ sẽ không bao giờ đến với các con, bằng nếu Thày đi, Thày sẽ sai Người đến cùng các con” (Jn 16:7).

 

Như thế, việc Thiên Chúa Nhập Thể quả thực cũng là việc Ngài có ư muốn nhờ đó ban Thần Linh của Ngài cho con người nói chung, qua Giáo Hội Chúa Kitô cũng như qua từng Kitô hữu môn đệ của Người, để con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa chẳng những biết được Ngài là ai nơi Đức Giêsu Kitô, “hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3), mà c̣n để con người được dựng nên tương tự như Thiên Chúa được hiệp thông với Ngài và sống động như Ngài, một sự sống trọn hảo như Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa ở giữa chúng ta đă sống. Đó là lư do phần đầu bài viết này đă diễn đạt hai cảm nhận:

 

·        “Nơi trường hợp con người, Ngài chẳng những dựng nên họ ‘giống h́nh ảnh Ngài’, ở chỗ ban cho họ có tâm linh như Ngài có Thần Linh, khi ‘thở vào mũi họ hơi sự sống’ (xem Gen 2:7), nghĩa là họ cũng có khả năng nhận biết và tự do sinh động, giống như trường hợp của các thiên thần, mà c̣n dựng nên họ, như Ngài nói: ‘tương tự như chúng ta’ (Gen 1:26), một Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là cũng biết yêu thương và thông hiệp như Ngài và với Ngài”.

 

·        “Bởi vậy, theo ư định của Thiên Chúa khi ‘Ngài đă dựng nên con người theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài’, Ngài chẳng những muốn tỏ ḿnh ra (revelation) cho họ mà c̣n muốn dùng họ như một Bí Tích Thần Linh để thông ḿnh ra (communication) nữa. Tức là, con người không phải chỉ là h́nh ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, mà phải thực sự trở nên h́nh ảnh sống động của Thiên Chúa, phải trở thành hiện thân đích thực của Thiên Chúa (xem Heb 1:3), phải trở thành Linh Đạo Mạc Khải, Vinh Quang Thần Hiển (theophany) của Thiên Chúa, như bụi gai cháy lửa mà không bị thiêu rụi (xem Ex 3:2), tóm lại, họ phải trở thành Hiển Linh của Thiên Chúa hay Thiên Chúa Hiển Linh, bấy giờ họ mới có thể đạt đến tầm mức viên trọn của ḿnh”.

 

Chính Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cũng đă xác định thân phận loài người là “Linh Đạo Mạc Khải”, là “Vinh Quang Thần Hiển” (xin xem lại trang 71) của Thiên Chúa, tức là một Con Người Thần Linh, như sau:

 

·        Thiên Chúa chân thật duy nhất thoạt tiên đă mạc khải vinh quang của Ngài cho dân Yến Duyên (x Ex 19:16-25, 24:15-18). Việc mạc khải cho thấy ơn gọi và sự thật về con người gắn liền với mạc khải về Thiên Chúa. Ơn gọi của con người là làm cho Thiên Chúa biểu hiện bằng tác hành hợp với việc họ được dựng nên ‘theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa’” (số 2085)

 

 Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống,

Đă đến trong thế gian

và hằng ở cùng chúng con cho đến tận thế.

Để Long Trọng

Mừng Kỷ Niệm 2000 Năm Nhập Thể của Chúa,

Phần con chỉ có một món quà mọn duy nhất

kính dâng lên Chúa,

qua Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội

của Mẹ Maria đầy ơn phúc.

Đó là nhân tính bất toàn, bất lực và bất xứng của con đây,

Một nhân tính đă thuộc về Chúa qua Bí Tích Rửa Tội,

Nhưng cũng là một nhân tính

vẫn c̣n sống theo huyết nhục và cho tội lỗi.

 

Vậy xin Chúa hăy mạnh mẽ chiếm đoạt lấy nó

và hoàn toàn sử dụng nó,

Như là chính nhân tính của Chúa

khi Chúa c̣n sống trên trần gian xưa kia.

Để mắt con không c̣n nên dịp tội cho con nữa,

Song con biết dùng nó để nhận ra Chúa

trong tất cả mọi sự Chúa muốn tỏ cho con,

nhất là để con biết nh́n

bằng ánh mắt từ bi nhân ái của Chúa;

Để tay con cũng không c̣n nên dịp tội cho con nữa,

Song con biết dùng nó để phục vụ tha nhân

 và ôm lấy tất cả mọi thánh giá Chúa gửi,

nhất là để con biết rứa chân cho nhau

như Chúa đă rửa cho chúng con;

Để chân con không c̣n nên dịp tội cho con nữa,

Song con biết dùng nó để đi khắp nơi

rao giảng tin mừng cho tất cả mọi tạo vật,

nhất là để con biết như Chúa

đi t́m kiếm các con chiên lạc mang về nhà Cha;

Để miệng lưỡi con không c̣n bôi bác,

nói hành, nói xấu, chỉ trích nữa,

Song con biết dùng nó để ngợi khen Chúa

và khích lệ ủi an những người sầu khổ,

nhất là để con biết như Chúa

nói lên những chân lư bất diệt;

Để tim con không c̣n lưu luyến trần gian

hay lo lắng cho ngày mai nữa,

Song con biết dùng nó để tin yêu gắn bó với Chúa

như một trẻ thơ trong ḷng mẹ,

nhất là để con biết như Chúa yêu thương cho đến cùng,

dù chết trên thập giá;

Để trí con không c̣n ảo tưởng,

chủ quan và mù quáng nữa,

Song con biết dùng nó để t́m kiếm ư Chúa

và rộng lượng thông cảm với tha nhân,

nhất là để con biết đến không phải để luận xử

mà là để cứu rỗi như Chúa.

 

Lạy Chúa,

Chúa biết hết mọi sự,

Chúa biết con yêu Chúa,

V́ Chúa đă yêu con trước

và hiến mạng sống ḿnh cho con,

để con được hưởng sự sống

và là một sự sống viên măn hơn,

trong Thần Linh là Đấng Chúa

đă ban cho con và ở với con.

Chớ ǵ t́nh Chúa yêu con chính là t́nh con yêu Chúa.

Con đă là của Chúa,

toàn hiến cho Chúa và thuộc về Chúa,

Xin Chúa hăy sống trong con bằng Thần Linh của Chúa,

Để hiệp thông với Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa,

Con thực sự trở thành

chứng nhân đích thực và sống động cho Chúa,

như Các Thánh là những vị đă giặt áo ḿnh nên tinh tuyền trong máu của Con Chiên.

Lạy Thiên Chúa là t́nh yêu,

Chúa đă đổ tràn t́nh yêu Chúa vào ḷng con

là Thánh Thần Chúa ban cho con,

Xin Chúa hăy thực hiện mọi sự Chúa muốn nơi con,

Để con được trở nên mọi sự cho tất cả mọi người,

Cho tất cả nên một

trong Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.

Amen.

 

 

(bài viết trên đây đă được phổ biến trên Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu, 11/2000,  Nguyệt San Hiệp Nhất Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, 12/2000, và nhị nguyệt Tập Snn Dấn Thân của Phong Trào Giáo Dân Houston, 11-12/2000)